Không đổ lỗi cho người khác

Hãy luôn giữ mình không xuống tinh thần, điềm tĩnh thấu hiểu rằng “nếu hành động vô tư không vụ lợi thì kết quả sẽ mang lại hạnh phúc”. Quan trọng là giữ khả năng hiểu vấn đề và có lý do khi làm điều tốt như vậy.

Nếu bạn giữ cho tâm hồn mình không sai lạc, sẽ không có chuyện tâm hồn bạn bị xáo trộn do bên ngoài.

Khi có gì đó xấu xảy ra, đừng đổ thừa cho người khác. Những suy nghĩ như là tôi không may mắn, tôi là nạn nhân của số phận hay là ai đó đang nguyền rủa, tôi bị ám bùa … đều là những suy nghĩ sai lầm. Dẫu bạn có ngụy biện cỡ nào, khi bạn tức giận, hậu quả của việc đó bạn phải gánh chịu.

Do đó, hãy nổ lực giải quyết vấn đề đừng tức giận. Dù bạn có chuyện gì bực mình đi chăng nữa hãy cố gắng bảo vệ con tim trong sáng.

Từ đó, biến đổi gì nếu nó là điều tự nhiên hay tất yếu xảy ra, đối diện với nó rất quan trọng. Hãy luôn sáng suốt: chấp nhận việc mình không thể chạy trốn và thấu hiểu rằng “tử” – cái chết sẽ ập đến tất cả mọi người.

Để làm được điều đó, quan trọng là không tức giận, và nuôi dưỡng dũng khí để đối diện với vấn đề và sự thất vọng. Trong cuộc đời ta khó khăn thì rất nhiều. Chúng ta phải dũng cảm với khó khăn đang có và đối diện với nó. Vượt qua những vấn đề hiện giờ bạn đang có, nếu chúng không tăng thêm nữa, thì người đó không phải là kẻ thông minh hay sao?

Người làm điều tốt hết lòng cho người khác cũng có khi bị phê phán. Có nhiều trường hợp bị phê phán là người làm điều tốt hơn người không làm điều tốt. Dù bị phê phán nhưng không xuống tinh thần.

Hãy luôn giữ mình không xuống tinh thần, điềm tĩnh thấu hiểu rằng “nếu hành động vô tư không vụ lợi thì kết quả sẽ mang lại hạnh phúc”. Quan trọng là giữ khả năng hiểu vấn đề và có lý do khi làm điều tốt như vậy. Triết gia người Anh Bertrand Russell đã nói thế này.

Tình thương không lý do hay Lý do mà không có tình thương
Thì không thể có cuộc sống hạnh phúc
Sự bình yên của tâm hồn phụ thuộc vào bản thân mình

Làm như thế nào để có thể giữ được sự điềm tĩnh, bình an trong tâm hồn? Đó là giảm cảm giác mình cao hơn người khác, bỏ qua sự tự mãn, kiềm nén cái tôi, vứt bỏ cố chấp, và giữ sự kiên nhẫn. Và cần chú ý không để bị người khác phá vỡ sự bình an trong tâm hồn.

Để làm điều đó cần hành động khôn ngoan. Hành động khôn ngoan được sinh ra từ sự thông hiểu đúng đắn. Hãy nổ lực hết mức có thể, điềm tĩnh đi theo sự thật, chắc chắn, thông hiểu rõ ràng và tin tưởng. Tránh được bạo lực và tranh chấp, và khiêm nhường cũng quan trọng. Có khiêm nhường thì cũng không mất gì.

Chẳng phải bạn sẽ có được sự bình an đâu đó trong tâm hồn sao?

ProSelf sưu tầm và dịch.

Bài viết mới đăng

Chuyên mục

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Không để lỡ thông tin về ProSelf.

Đăng kí nhận các tin tức, khoá học, bài viết mới nhất qua email. ProSelf sẽ liên lạc với bạn thường xuyên hơn!